ISO 14001

You are here

Hệ thống chứng nhận sản phẩm theo ISO/IEC Guide 65 là gì
1. ISO/IEC Guide 65:1996 (tương đương TCVN 7457:2004) là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối đối với tổ chức tiến hành đánh giá, chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy. Tiêu chuẩn được các tổ chức chứng nhận (TCCN) sử dụng để thiết lập hệ thống chứng nhận sản phẩm và xin công nhận có đủ năng lực chứng nhận sản phẩm.
2. Để tiến hành đánh giá, chứng nhận sản phẩm, TCCN phải có một cơ cấu thích hợp cho họat động chứng nhận; có các chuyên gia đánh giá về sản phẩm được chứng nhận và hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở xin chứng nhận; quy định về các phương thức đánh giá chứng nhận sản phẩm gồm các yếu tố: lấy mẫu, thử nghiệm, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng, giám sát chất lượng trên thị trường …; xây dựng quy trình đánh giá và các quy định về kháng nghị, tranh chấp …
3. Các tiêu chuẩn sử dụng để thiết lập hệ thống chứng nhận sản phẩm gồm:
- ISO/IEC Guide 67:2004 Đánh giá sự phù hợp – Các cơ sở của chứng nhận sản phẩm
- ISO/IEC Guide 28:2004 Đánh giá sự phù hợp – Hướng dẫn về một phương thức chứng nhận sản phẩm của bên thứ ba
- ISO/IEC Guide 53:2005 Đánh giá sự phù hợp – Hướng dẫn sử dụng một hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức trong chứng nhận sản phẩm
- ISO/IEC 17030:2003 Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu chung về dấu sự phù hợp của bên thứ ba
4. Tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65:1996 hiện đang trong quá trình sửa đổi để ban hành thành tiêu chuẩn mới là ISO/IEC 17065 (dự kiến ban hành vào tháng 7 năm 2012).
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Các tổ chức đánh giá chứng nhận sản phẩm.
III. LỢI ÍCH
1. Xây dựng hệ thống chứng nhận theo ISO/IEC Guide 65 là điều kiện bắt buộc để đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Giúp TCCN thiết lập hệ thống chứng nhận theo chuẩn mực quốc tế, hướng tới mục tiêu “Một tiêu chuẩn, một chứng nhận – chập nhận mọi nơi”.
IV. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI
1. Đào tạo về các yêu cầu của ISO/IEC Guide 65 + Hướng dẫn áp dụng ISO/IEC Guide 65 của Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF) - IAF Guidance on the Application of ISO/IEC Guide 65 và các tiêu chuẩn liên quan.
2. Thiết lập cơ cấu tổ chức cho hoạt động chứng nhận của TCCN và Hội đồng chứng nhận nhằm đảm bảo hoạt động chứng nhận được tiến hành khách quan và không thiên vị.
3. Xây dựng hệ thống tài liệu cho hoạt động chứng nhận:
- Quy định về các điều kiện chứng nhận, trách nhiệm và quyền hạn của TCCN, cơ sở xin chứng nhận…;
- Sổ tay quản lý hoạt động chứng nhận;
- Các quy trình kèm theo hướng dẫn và các biểu mẫu để thực hiện hoạt động chứng nhận từ khâu tiếp nhận yêu cầu, đánh giá, cấp chứng nhận…
- Các tài liệu hỗ trợ khác; biểu tượng được chứng nhận (logo), mẫu chứng chỉ…
4. Xây dựng hướng dẫn đánh giá chứng nhận cho sản phẩm/nhóm sản phẩm theo phạm vi cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm của TCCN.
5. Đào tạo kiến thức về chứng nhận sản phẩm và kỹ năng đánh giá cho chuyên gia đánh giá.
6. Lựa chọn cơ sở đăng ký chứng nhận sản phẩm và tiến hành đánh giá, cấp chứng nhận thử nghiệm. Cần tiến hành đánh giá, chứng nhận tại ít nhất 2 cơ sở trước; nên kết hợp đánh giá với một TCCN khác đã có kinh nghiệm về chứng nhận sản phẩm nếu có điệu kiện.
7. Đăng ký công nhận: chuẩn bị và nộp bộ hồ sơ theo quy định của cơ quan công nhận gồm:
- Bản đăng ký công nhận (kèn theo phụ lục về phạm vi cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm);
- Phiếu hỏi về thực hiện các yêu cầu của ISO/IEC Guide 65;
- Sổ tay quản lý hoạt động chứng nhận;
- Danh sách khách hàng đã chứng nhận;
- Mẫu chứng chỉ;
- Các tài liệu các theo yêu cầu của cơ quan công nhận.
8. Đánh giá công nhận của cơ quan công nhận: gồm đánh giá tại văn phòng theo các yêu cầu của ISO/IEC Guide 65 và đánh giá chứng kiến đoàn chuyên gia đánh giá của TCCN tại cơ sở xin chứng nhận sản phẩm.
Khi hệ thống chứng nhận sản phẩm phù hợp với ISO/IEC Guide 65 và các yêu cầu về công nhận khác; TCCN sẽ được cấp chứng chỉ công nhận có đủ năng lực tiến hành đánh giá, chứng nhận sản phẩm với hiệu lực là 3 năm.
 
Ưu, nhược điêm của tiêu chuân GAP, BRC

Tiêu chuẩn GAP là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt. Tên đầy đủ tiếng anh là Good Agriculture Practices. Tiêu chuẩn GAP được thiết kế đặc thù cho việc sản xuất nông nghiệp.

Đối với GAP thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lĩnh vực rau quả tươi, nó đưa ra những yêu cầu sau:
  1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất,
  2. Giống và gốc gép,
  3. Quản lý đất và giá thể,
  4. Phân bón và chất phụ gia,
  5. Nước tưới,
  6. Hóa chất sử dụng,
  7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch,
  8. Quản lý và xử lý chất thải,
  9. Người lao động,
  10. Ghi chéo hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm,
  11. Kiểm tra nội bộ
  12. Gải quyết khiếu nại

Với tiêu chuẩn GAP trong lĩnh vực chăn nuôi, trang trại, có thêm các yêu cầu về vệ sinh chuồng trại, chăm sóc thú y, điều kiện giết mổ và vận chuyển.

Bên cạnh mối quan tâm về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn GAP còn chú trọng tới vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động. Còn tiêu chuẩn BRC Global Food Safety là tiêu chuẩn đặc thù về quản lý an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn GAP được sử dụng để quản lý an toàn thực phẩm, môi trường tại trang trại và đồng ruộng. Còn tiêu chuẩn BRC chỉ được sử dụng để quản lý an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.

Tiêu chuẩn BRC do hiệp hội bán lẻ Anh ban hành. Các yêu cầu đưa ra của BRC là:
  1. Cam kết của lãnh đạo và cải tiến liên tục
  2. Kế hoach an toàn thực phẩm – HACCP
  3. Quản lý an toàn thực phẩm và chất lượng
  4. Tiêu chuẩn về vị trí, kết cấu nhà xưởng
  5. Kiểm soát sản phẩm
  6. Kiểm soát quá trình
  7. Yêu cầu nhân viên

Tiêu chuẩn BRC được sử dụng như là chìa khóa cho các doanh nghiệp thực phẩm muốn xuất khẩu sản phẩm tới thị trường Anh. Tuy nhiên một số thị trường khác cũng chấp nhận tiêu chuẩn này để đánh giá nhà cung cấp. Tiêu chuẩn GAP (GLOBAL GAP) được thừa nhận trên nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện nay tiêu chuẩn ISO22000 được sử dụng phổ biến hơn. Đây là tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm áp dụng được trên cả trang trại, đồng ruộng tới các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO22000 do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành và có giá trị trên phạm vi toàn cầu.
Trân trọng!